CafeBiz có bài chia sẻ: "Bỏ phố về quê: Có 5-10 tỷ thì cuộc sống mới nhàn hạ, không rất dễ “tan cửa nát nhà”"
Cuộc sống yên bình, đáng mơ ước nơi thôn quê sẽ chỉ "dễ thở" với những ai đã mạnh về kinh tế.
Còn trong thực tế, những khó khăn, vất cả của cuộc sống mới tại vùng nông thôn có thể khiến nhiều cặp đôi xung đột, thậm chí đường ai nấy đi.
Youtuber Nam Rau, một người đã từng bỏ phố về quê, chia sẻ câu chuyện thực tế mà anh biết như sau: "Anh chị kia gần chỗ em, làm ăn trong Sài Gòn có tiền rồi mới về quê xây nhà vườn, hiện thực ước mơ ‘bỏ phố về quê’. Anh chị mua 3 hecta đất để làm nhà đẹp, xung quanh trồng hoa hồng, cây cảnh, rồi đào ao, nuôi gà, vịt, heo, dê,... mỗi thứ một ít giống trên mạng. Tổng tiền dồn vào trên 2 tỷ đồng nhưng sau hơn 1 năm thì hai vợ chồng cãi lộn, rồi ly dị, trang trại và tất cả các hạng mục công trình, trâu bò các thứ đều bán đi chia đôi. Mệt lắm chứ không phải đùa".
Theo nam Youtuber, lý do nhiều người bỏ phố về quê thất bại trong khi nhiều người khác vẫn có nhà đẹp và sống yên bình, vì điều kiện kinh tế mỗi người khác nhau. Phía sau những bức ảnh nhà vườn long lanh trên Facebook có thể là cuộc sống của một đại gia, chỉ việc thuê vài ba người giúp việc và ngồi tận hưởng.
"Chỗ em có một cô khác cũng rất giàu, cô xây cái nhà vườn rồi làm ao hồ nuôi con này, con kia. Nhà cô lúc nào cũng có 5 người giúp việc nên nhà đẹp lắm, chứ mỗi mình 2 vợ chồng thì làm làm sao nổi. Giờ tưởng tượng 2 người tuổi trẻ, chưa bao giờ làm nông mà lúc thì chăn trâu, chăn bò, lúc thì cắt cỏ cho thỏ, lúc cho gà vịt ăn,...quần quật bao nhiêu việc. Xong đủ vấn đề từ sâu ăn lá, bọ xít tấn công, mùa mưa nước cuốn trôi ao cá thất thu hết, vậy là chán nản, vợ chồng cãi lộn".
Vậy nên, Nam Rau cho biết điều quan trọng là mỗi người cần xem xét điều kiện kinh tế của mình. Nếu xác định bỏ phố về quê mà chỉ có một số tiền nhỏ thì hãy tập trung phát triển kinh tế, đừng làm nhà to đẹp. Trước mắt, thay vì làm vườn hoa thì làm ao cá, rồi trồng rau, trồng cỏ để nuôi bò, chứ không thể "tất tay" toàn bộ vốn liếng và sau đó hết sạch nguồn tiền dự phòng.
"Cô đại gia ở quê em có mấy chục tỷ gửi ngân hàng, riêng tiền lãi xài không hết nên cô ấy thoải mái mướn 5 người giúp việc để phục vụ. Mình làm vậy chết liền, thời gian đâu mà vừa trồng hoa trang trí như trên mạng, lại vừa chăn nuôi, nhất là mới từ phố về thì cực kỳ đuối, càng làm dàn trải càng mệt. Em nghĩ các anh chị mới về nên tập trung nuôi một con vật chủ lực đã, rồi sau mới mở rộng ra. Ví dụ chỉ nội việc tìm thức ăn cho vật nuôi đã mệt, cỏ cho thỏ sẽ khác cỏ cho bò, thức ăn cho vịt thì phải nấu,...vậy nên phải nhắm sức mình rồi sau mới tăng dần lên được.
Em thấy bữa nay nhiều chị tư tưởng bỏ phố về quê thì phải coi chừng, không tan cửa nát nhà như chơi. Nhiều chị bỏ phố về quê xong không làm nổi, việc vì cũng "anh ơi, anh à", ép chồng quá là các anh sợ chạy mất dẹp luôn. Cái gì cũng vậy làm từ từ mới lên, đừng tập trung đánh mạnh quá, trừ trường hợp giàu rồi.
Ví dụ trong tài khoản anh chị có 5-10 tỷ, hoặc vài chục tỷ là bình thường, giờ bỏ hơn tỷ đồng ra xây nhà, làm mô hình anh chị thích, rồi mướn 2-3 người chăm sóc vườn hoa, chăn nuôi cho mình, tháng lấy tiền lãi ngân hàng trả công cho họ. Cứ thế sáng ra thảnh thơi ngắm hoa, nuôi bò, bê, dê, ngỗng không cần tính toán nhiều, thích thì thịt ăn hoặc bán lấy tiền. Cuộc sống vậy thoải mái và ai cũng mơ ước. Còn tiền không nhiều, giờ đầu tư nhà đẹp rồi suốt ngày lo nhổ cỏ, trồng hoa thì thời gian đầu chăn nuôi, tiền đâu mà ăn. Các anh chị phải suy nghĩ thật kỹ, loạng quạng là tiêu đó, em không có giỡn đâu".
"Nếu mà mệt quá, giữa thành phố sống chồng lên nhau
Cùng lắm thì mình về quê, mình nuôi cá và trồng thêm rau"
Là câu hot trend của giới trẻ trong bài hát "Bài này chill phết" của Min và Đen Vâu phản ánh mong ước về xu hướng sống xanh, sống tích cực của người trẻ. Hoặc nếu như bạn đã lạc vào sức hút khó cưỡng của "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất sinh năm 1990, bạn sẽ hiểu được tại sao giới trẻ yêu thích cuộc sống nhẹ nhàng, bình yên chốn thôn quê.
Theo thống kê gần đây, Đà Lạt có gần 43.000 người dân sống tạm cư đến đây làm ăn sinh sống, trong đó, có nhiều người đến thuê đất nông nghiệp để trồng hoa, trồng rau, làm homestay cho khách du lịch. Chính quyền thành phố thực hiện nhiều giải pháp để vừa tạo điều kiện cho những người đến đây làm ăn sinh sống, vừa kiên quyết chống tình trạng xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp.
Về quê làm nông nghiệp, chắc chắn bạn cần phải có tiền hoặc có đất phải không?
Giá đất nông nghiệp ở các tỉnh vẫn tăng gấp đôi, gấp ba dù các phân khúc khác chững lại.
Trào lưu bỏ phố về quê hay bỏ phố lên rừng xuất hiện từ hơn một năm trước, đến nay khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ thực hiện cách ly xã hội nên nhiều người ở thành thị đổ về các tỉnh lân cận để tìm mua đất vườn, đất nông nghiệp làm nơi nghỉ ngơi cho gia đình trong mùa dịch.
Trước Tết âm lịch, chị Thiên Hồng (nhà quận 7, TP HCM) đã lên khu vực đồi chè Cầu Đất, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để tìm đất làm nhà vườn.
Chị Hồng ngỡ ngàng khi thấy những thửa đất có đường ôtô cách TP Đà Lạt đến 20-25 km được chào giá từ 700 triệu đồng đến cả tỉ đồng/sào (1.000 m2). Những thửa ở sâu hơn, chỉ có đường xe máy giá cũng 400-500 triệu đồng/sào.
Người dân trong khu vực cho biết khoảng 1 năm trở lại đây, do có nhiều người từ nơi khác đến mua đất nông nghiệp để làm vườn hoặc mua đi bán lại khiến giá đất tăng vọt từng ngày.
Đặc biệt, một số nơi trong tỉnh Lâm Đồng, giá đất nông nghiệp đã tăng gấp 3 lần so với những năm trước. Điển hình tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, giá 1 sào trước đây có 700 triệu đồng, hiện đã lên trên 3 tỉ đồng. Còn những khu đất gần quốc lộ, giá đến 6 tỉ đồng/sào.
Tại khu vực giáp hồ Sông Ray, thuộc xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, giá đất cũng sốt không kém. Vài tuần trước, khi khách định đến chốt cọc miếng đất 5.000 m2 giá 340 triệu đồng/sào thì chủ đất đã tăng lên giá 400 triệu đồng/sào.
Ở một số tỉnh ĐBSCL như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp... giá đất lúa, đất vườn cũng tăng nhanh thời gian qua bất chấp dịch bệnh.
Như huyện Cai Lậy (Tiền Giang), giá đất lúa 1 năm trước phổ biến khoảng 200-230 triệu đồng/sào, hiện tại đã tăng lên 350-400 triệu đồng/sào. Đặc biệt, những ruộng lúa vị trí đẹp, gần đường lớn giá lên tới 500-600 triệu đồng.
Còn đất vườn trồng sầu riêng, cam, chôm chôm, mít... giá cũng vọt lên 800 triệu đến 1,3 tỉ đồng/sào.
Trong khi đó, đất nông nghiệp ở các khu vực gần TP HCM, như Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), theo khảo sát của chúng tôi đều lên rất cao, khoảng 2 - 2,5 tỉ đồng/sào.a
Anh Tuấn, môi giới ở khu vực Cầu Đất, cho biết giá đất nông nghiệp trên địa bàn tăng liên tục trong hơn 1 năm qua.
Từ sau Tết nguyên đán có dấu hiệu đứng lại do dịch Covid-19. Tuy nhiên, giá đứng là do khách không đi xem đất được chứ họ vẫn liên lạc lại để hỏi mua rất nhiều.
"Khách kêu tìm sẵn đất để qua cách ly họ đi xem. Trong khi đó, đất ngày càng hiếm nên chắc chắn sau dịch giá sẽ còn tăng nữa" - anh Tuấn dự đoán.
Trao đổi với phóng viên, nhiều người mua đất nông nghiệp, đất vườn trong hơn 1 năm trở lại đây đều thừa nhận giá tăng gấp đôi, gấp 3 lần nên dù mua để dành làm nhà vườn hay đầu tư, đến khi bán đều không ai lỗ.
Đặc biệt, lượng người tìm mua càng ngày càng tăng nên đã thu hút nhiều người môi giới đi "săn" đất để bán lại, đẩy giá tăng lên.
Ông Đoàn Quý Lâm, quản lý (admin) của nhóm Bỏ Phố Về Rừng trên mạng xã hội, cho biết chỉ vài tuần trở lại đây, lượng thành viên tham gia nhóm đã tăng vọt.
Hầu hết thành viên đều có nhu cầu tìm mua đất nông nghiệp, đất vườn ở các tỉnh, nhất là khu vực Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông.... để trồng trọt hay làm nhà vườn. "Nhiều người có tâm lý muốn tìm một nơi có thể tự trồng trọt, sống một cuộc sống bình yên nếu dịch Covid-19 kéo dài.
Xu hướng này đã manh nha vài năm trước nhưng rõ nhất trong đại dịch này. Tôi tin sau dịch, nhu cầu tìm đất nông nghiệp sẽ rất nhiều và giá đất sẽ không chững lại" - ông Lâm chia sẻ.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, cho biết từ cuối năm 2019, một số nhà đầu tư đã có xu hướng trích ra khoảng 5% - 10% ngân sách để mua những lô đất lớn, đất vườn hoặc trang trại nhỏ ở các tỉnh lân cận TP HCM.
Đây là một phân khúc đầu tư an toàn, giống như của để dành. Đến nay, khi nỗi lo dịch bệnh tăng cao, xu hướng này càng được nhiều người chú ý. "
Hiện nay, nhiều người sở hữu xe hơi riêng nên việc ra ngoài tỉnh mua đất có vườn, có ao cá, vườn rau, cây trái… với giá từ 1-5 tỉ đồng để tự giãn cách xã hội không phải là chuyện khó.
Vì thế, đầu tư vào đất vườn, trang trại… sẽ trở thành một xu hướng rõ nét hơn thời gian sau dịch" - ông Quang nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, khi mua đất nông nghiệp, nhà vườn, nhà đầu tư cần lưu ý phải hội đủ các yếu tố: có thể di chuyển không quá xa TP HCM, khí hậu phù hợp và phải mang tính nghỉ dưỡng, tính đến yếu tố lâu dài và cần có kế hoạch tài chính phù hợp.
Một chuyên gia bất động sản khác cho rằng người Việt Nam luôn có thói quen tích trữ tài sản bất động sản.
Tuy nhiên, thời gian qua do có nhiều vụ lừa đảo bán đất nền xảy ra, nhiều người bị mất tiền nên người dân có tâm lý lo sợ khi mua đất nền.
Còn những phân khúc khác như biệt thự hay nhà phố đòi hỏi số tiền đầu tư lớn, căn hộ chung cư chủ yếu để ở, khả năng sinh lời thấp. Trong khi đó, đất nông nghiệp, đất vườn lúc nào cũng có nhu cầu.
Đặc biệt, trong mùa dịch, nhiều người có ngôi nhà ở quê hay ở các tỉnh để đi về, khiến cho nhiều người nghĩ đến phân khúc này nhiều hơn. Chắc chắn điều này sẽ thu hút người dân đổ về tỉnh kiếm đất, nhất là những khu vực gần TP HCM, có vị trí thuận lợi…
Nguồn:
https://nhadat.muabannhanh.com/nong-nghiep/can-bao-nhieu-tien-de-bo-pho-ve-que-song-ar42