Để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác, TS. BS Lê Quốc Hùng cho rừng chúng ta phải cố gắn ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình.
12 điểm cần nhớ để hạn chế lây nhiễm virus Corona | MuaBanNhanh
Nguồn tin từ Vnexpress cho hay Bệnh nhân nCoV tại Chợ Rẫy được súc họng ngừa virus
Để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác, TS. BS Lê Quốc Hùng cho rừng chúng ta phải cố gắn ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình.
Đó là những phương pháp tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2 m, đeo khẩu trang (bất cứ loại nào), thường xuyên rửa tay... như Bộ Y tế đã thông báo.
"Tuy nhiên, kinh nghiệm của bản thân tôi thì còn một nút chặn sau cùng phòng khi những biện pháp trên bị bỏ qua. Đây là nút chặn vô cùng quan trọng, mặc dù cũng đã được nhắc tới nhưng có thể việc thực hiện chưa đúng và đủ.
Nút chặn này là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Một khi virus vượt qua được những bức “tường lửa” nêu trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ đón sẵn để tiêu diệt nó. - ông nói. - Các virus sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn cũng đợi sẵn để tiêu diệt nó. Như vậy, kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm, dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng để phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán bệnh."
Cũng theo ông, việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không. Mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1-2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ.
TS.BS Lê Quốc Hùng cũng khuyến cáo một số nguyên tắc cơ bản sau:
1. Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
2. Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ. Càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.
3. Mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.
4. Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.
5. Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.
6. Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.
Bệnh nhân Trung Quốc điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy được bác sĩ mở rộng cửa tạo luồng không khí tự nhiên, súc họng bằng dung dịch sát khuẩn.
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, ngày 1/2 cho biết bệnh nhân Li Ding, 66 tuổi xét nghiệm PCR cách đây 2 ngày kết quả âm tính với nCoV. Các bác sĩ đang tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm ở Viện Pasteur TP HCM, nếu kết quả âm tính 2 lần sẽ khẳng định bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh.
Người con Li Zichao 28 tuổi, xét nghiệm nCoV âm tính từ ngày 27/1, đang theo dõi tiếp tục tại viện. Đây là hai bệnh nhân dương tính đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, tham gia điều trị trực tiếp, cho biết hiện chưa có phác đồ điều trị chính thống về diệt virus và thuốc đặc trị virus. Khuyến cáo chung là điều trị hỗ trợ. Việc điều trị khác nhau mỗi nơi dựa trên tình trạng từng bệnh nhân.
Người con có thể trạng tốt nên quá trình điều trị chỉ sử dụng một loại thuốc hạ sốt, hoàn toàn không dùng kháng sinh, mỗi sáng lên sân thượng bệnh viện phơi nắng và tập thể dục. Bên cạnh đó là một số biện pháp triệt để như mở rộng cửa tạo luồng không khí tự nhiên. Phòng bệnh có 12 luồng không khí tự nhiên mỗi giờ, nhiệt độ phòng cao, có ánh nắng mặt trời, giảm đời sống virus.
Các bác sĩ cho bệnh nhân súc họng bằng dung dịch sát khuẩn.
"Tài liệu nước ngoài chưa từng đề cập nhưng qua kinh nghiệm điều trị và bằng chứng khoa học về săn sóc bệnh nhân thở máy, chúng tôi áp dụng biện pháp súc họng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa virus. Đây là biện pháp khác biệt", bác sĩ Hùng cho biết.
Các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chưa từng áp dụng cách này. Chỉ sau 4 ngày điều trị, người con chuyển biến tốt, xét nghiệm âm tính với virus.
Người bố có nhiều bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, suy mạch vành, ung thư phổi đã qua phẫu thuật. Bác sĩ phải xét nghiệm mỗi ngày để phán đoán chuyện gì có thể xảy ra, từ đó điều chỉnh lượng thuốc.
"Một người vừa suy giảm miễn dịch, vừa nhiều bệnh, chỉ cần thay đổi nhẹ cũng ảnh hưởng lớn", bác sĩ Hùng nói. Quan trọng nhất là phải theo dõi, áp dụng tất cả kinh nghiệm điều trị lâm sàng để phát hiện sớm biến chứng và ngăn ngừa.
Y bác sĩ trang phục bảo hộ khi vào phòng cách ly bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Đ.H
Theo bác sĩ Hùng, ban đầu hai bố con người Trung Quốc rất e ngại khi vào điều trị. Người bố không nói được tiếng Anh hay tiếng Việt, người con nói tiếng Anh không nhiều. Khi yêu cầu cách ly, họ lo lắng không muốn thực hiện, các bác sĩ phải tốn nhiều thời gian thuyết phục.
"Ban đầu khi vào cách ly, người bố có phản ứng dữ dội không tuân thủ, lột hết ra trải giường, đưa quần áo bệnh nhân không chịu mặc", bác sĩ Hùng nói. Dần dần thấy các nhân viên y tế chăm sóc tận tình, cả hai trở nên thân thiện hơn, luôn cảm ơn và cảm thấy may mắn vì đã được điều trị tại Việt Nam.
Một nhóm khoảng 30 y bác sĩ, kỹ thuật viên chụp X-quang tại giường, đội ngũ vệ sinh... được chọn lọc kỹ, trực tiếp vào phòng chăm sóc, điều trị 2 bệnh nhân.
Phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TPHCM, cho biết sắp tới sẽ phối hợp Bệnh viện Chợ Rẫy lấy mẫu xét nghiệm tất cả nhân viên y tế đã chăm sóc bệnh nhân để theo dõi và nghiên cứu xác định tình trạng lây nhiễm trong nhân viên y tế nếu có.
Trường hợp nCoV lây từ người sang người của hai cha con Trung Quốc được các y bác sĩ viện Pasteur và Chợ Rẫy báo cáo trên trên tạp chí y khoa hàng đầu thế giới The New England Journal of Medicine (NEJM) ngày 28/1.
Ông Li Ding cùng vợ từ thành phố Vũ Hán đến Hà Nội ngày 13/1. Ngày 17/1 ông bắt đầu sốt, vợ chồng di chuyển vào Nha Trang bằng máy bay, cư trú đến ngày 19/1 tiếp tục lên tàu SE5 vào TP HCM. Ngày 20/1 gia đình đi Long An bằng taxi.
Người con ở Long An từ 4 tháng trước, ra Nha Trang gặp bố mẹ ngày 17/1, sau đó tiếp tục cùng bố mẹ đi TP HCM và về Long An. Ngày 20/1, người con có triệu chứng tương tự bố. Hai cha con đến khám tại Bình Chánh, được tư vấn vào Bệnh viện Chợ Rẫy và nhanh chóng cách ly điều trị. Người vợ đi cùng không mắc bệnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 29/1 biểu dương, khen thưởng y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy vì điều trị thành công bệnh nhân nhiễm nCoV.
Chiều 1/2, Thủ tướng công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV ở Việt Nam. Bộ Y tế cũng công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona tại tỉnh Khánh Hòa, sau khi xác định nữ lễ tân 25 tuổi dương tính với nCoV, tối 31/1. Đến nay Việt Nam có 7 ca dương tính với nCoV.
Công dụng của nước súc miệng Edtio :
– Giúp vệ sinh răng miệng
– Chống tạo mảng bám
– Hỗ trợ điều trị viêm nướu, viêm lợi, đau răng
– Hỗ trợ điều trị viêm trong khoang miệng và chăm sóc sau phẫu thuật nha khoa
* Lưu ý: công dụng của sản phẩm tuỳ thuộc vào từng người sử dụng
Đối tượng dùng nước súc miệng Edtio
– Người bị bệnh hôi miệng, viêm nướu, hay chảy máu chân răng
– Người hay mắc bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, ho
– Dùng vệ sinh răng miệng hàng ngày, chống tạo mảng bám
Liều dùng nước súc miệng Edtio :
– Lấy 10-15ml dung dịch nước súc miệng Edtio vào ly nhựa úp trên nắp chai, thêm nước sạch đến vạch 30ml.
– Súc miệng 2 lần/ ngày.
– Thời gian sử dụng nước súc miệng Edtio có thể kéo dài đến 2 tuần trong trường hợp viêm lợi, viêm quanh răng và phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
* Lưu ý: liều dùng là khác nhau với từng người
Cách dùng nước súc miệng Edtio
– Dùng súc miệng tại chỗ.
– Pha loãng như hướng dẫn trước khi sử dụng.
– Không được nuốt.
Bảo quản nước súc miệng Edtio : để nơi thoáng mát và xa tầm tay trẻ em.
Mua nước súc miệng Edtio ở đâu ?
Mua Bán Nhanh Nước súc miệng Edtio 200ml sát khuẩn công nghệ Pháp
Mua Nước súc họng sát khuẩn trực tiếp tại Suong's House
Tin nổi bật Blog Sương House